Thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/ThU, ngày 28/08/2023 của Ban Thường vụ Thị ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng trên địa bàn thị xã Kỳ Anh. Tuy nhiên, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới, cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Các cơ quan tư pháp tổ chức rút kinh nghiệm sau phiên toà điểm xét xử vụ án tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Các cơ quan chức năng đã thường xuyên cảnh báo các chiêu trò tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: sử dụng phần mềm giả số điện thoại, gọi điện trên nền tảng mạng Internet, sử dụng “sim rác”, không chính chủ gọi điện, lừa đảo kinh doanh hàng đa cấp; tuyển Cộng tác viên tham gia bán hàng hoặc thực hiện nhiệm vụ trên các trang mạng xã hội để nhận hoa hồng; Giả danh cơ quan thi hành pháp luật (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) thông báo bị hại có nợ xấu ngân hàng hoặc liên quan đường dây rửa tiền, mua bán ma túy, sẽ bị cơ quan chức năng khởi tố, truy tố, giam giữ sau đó các đối tượng yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý là gần đây các đối tượng lấy thông tin của lực lượng Công an phường, gọi điện thoại cho người dân và tự xưng là cán bộ Công an xã, phường yêu cầu chỉnh sửa thông tin công dân, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng giả mạo trên điện thoại, để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản...
Dự báo trong thời gian tới, khi các Ngân hàng bước đầu triển khai cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng sẽ lợi dụng việc một số khách hàng gặp khó khăn trong quá tr nh thao tác và giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng để nghị “hỗ trợ” cài đặt nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin. Đồng thời, các cuộc gọi giả danh lực lượng Công an vẫn tiếp tục gia tăng.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Ủy ban nhân dân thị xã Kỳ Anh đã và đang chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm đang có nguy cơ lan rộng này như sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tỉnh, thị xã, trọng tâm là Chỉ thị số 21/CP- TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chỉ thị số 23-CT/ThU ngày 28/08/2023 của Ban Thường vụ Thị ủy việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.
Thứ hai là, tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân trên địa bàn về hành vi, thủ đoạn hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, trong các nhóm Zalo “Kết nối b nh yên”; hệ thống truyền thanh cơ sở; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... để đem hiệu quả cao.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là đối với các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đất đai, bất động sản, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh, không gian mạng, xuất khẩu lao động... Rà soát những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về ANTT, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan gây vướng mắc trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kịp thời tham mưu, kiến nghị và đề ra các giải pháp khắc phục.
Thứ tư là, phối hợp thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động các cơ quan, đơn vị, khu dân cư, người dân trên địa bàn chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm nói chung và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Chú trọng duy trì, phát huy, xây dựng mới các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào; xây dựng gia đ nh văn hoá, khu dân cư, xã, phường an toàn về ANTT.
Thứ năm là, lực lượng Công an tăng cường công tác nắm tình hình có biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm để đấu tranh quyết liệt với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi vi phạm.
Và để thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, ngoài trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan chức năng trên địa bàn trong triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức pháp luật, sự tự giác và tinh thần cảnh giác trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm của người dân. Hơn ai hết, mọi người dân cần phải hiểu biết pháp luật, cảnh giác với mọi thủ đoạn, chiêu trò lừa đảo của các loại tội phạm, chủ động phòng ngừa; Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. cơ quan Công an khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng ngừa và nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với những thông tin xấu độc trên mạng xã hội, không cung cấp thông tin của cá nhân, gia đình qua mạng xã hội cho những đối tượng không quen biết, tránh tình trạng bị lừa đảo, chiếm đoạt thông tin hoặc tài sản qua không gian mạng, đồng thời thông báo ngay với cơ quan chức năng khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo; tích cực tham gia lên án, tố giác tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo có sử dụng công nghệ cao nói riêng./.