Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA. Hội thảo quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông” (VNICT 2021) do Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Thái Nguyên) đồng tổ chức. Đồng thời có sự tham gia phối hợp của Câu lạc bộ các Khoa-Trường-Viện CNTT-TT Việt Nam (FISU).
Dự kiến Hội thảo VNICT năm nay sẽ có sự tham dự của ông Nguyễn Như Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí An toàn thông tin; ông Nguyễn Văn Bá, Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông; TS. Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), TS. Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (ĐHTN).
Đây là hội thảo khoa học thường niên của ngành công nghệ thông tin được khởi đầu theo sáng kiến của Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kể từ lần tổ chức đầu tiên tại Đại Lải, Vĩnh Phúc vào năm 1997 đến nay, hội thảo đã qua 23 lần liên tục được Viện Công nghệ thông tin cùng với các trường đại học trong cả nước tổ chức. Hội thảo thực sự là diễn đàn thường niên có uy tín và tập hợp rộng rãi các nhà khoa học đang làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trong các trường đại học và cơ sở nghiên cứu trong cả nước.
Hội thảo VNICT là cơ hội để những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác. Đặc biệt, Hội thảo khuyến khích các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia báo cáo, trao đổi kết quả nghiên cứu và học tập của mình. Bên cạnh đó, Hội thảo khuyến khích các tác giả trưng bày giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ và những kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
Năm nay, Hội thảo VNICT lần thứ XXIV mang chủ đề trung tâm “Trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số”, lựa chọn từ gần 200 báo cáo đăng ký trên toàn quốc được 106 bài in Kỷ yếu, và 10 bài chọn đăng các chuyên san, tạp chí, bao gồm: Ấn phẩm “Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin” (Tạp chí An toàn thông tin – Ban Cơ yếu Chính phủ) và Chuyên san Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Tạp chí Thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông).
Các báo cáo của Hội thảo thể hiện mọi hoạt động của cộng đồng công nghệ thông tin trong các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai ứng dụng, đào tạo và quản lý và được phân bổ theo các chủ đề chính bao gồm: An toàn thông tin, Các hệ thống thông minh, Mã nguồn mở, Giáo dục điện tử, đào tạo từ xa, Xử lý ngôn ngữ, Các hệ thống nhúng, Các hệ thống tích hợp…
Hội thảo trực tuyến được chia làm 7 phòng tương ứng với các tiểu ban khác nhau. Để biết thêm hông tin chi tiết về Hội thảo và đường link tham dự Hội thảo, độc giả vui lòng nhấn vào đây.
Tiểu ban An toàn thông tin: Phòng 7 Đường dẫn Zoom: https://zoom.us/j/4544241992?pwd=eW9KNllnNitTNTdYeXZHSHMxR05WUT09 Meeting ID: 454 424 1992 Passcode: 111666 |
T.U